Ngành kiến trúc là gì? - Giải đáp tất tần tật thắc mắc về ngành

27/03/2025

Ngành kiến trúc là gì, học gì, ra trường làm gì, lương bao nhiêu? Nếu bạn đang đứng trước ngã rẽ lựa chọn nghề nghiệp, thì đây chính là lúc cần tìm hiểu thật kỹ, bởi cơ hội luôn dành cho người chuẩn bị tốt và hành động sớm.

nganh kien truc thi khoi nao

Giới thiệu về kiến trúc và ngành kiến trúc

Kiến trúc là sự kết hợp giữa nghệ thuật và khoa học để tạo ra không gian sống, làm việc và sinh hoạt. Không chỉ là vẽ ra những công trình đẹp, kiến trúc còn đòi hỏi tính toán kỹ lưỡng về kết cấu, công năng và làm sao để hợp với môi trường, văn hóa, xã hội.

Ngành kiến trúc thiên về năng khiếu sáng tạo, yêu cầu bạn có khả năng hội họa, tư duy logic và kiến thức toán học vững chắc, nhất là trong hình học không gian.

Học ngành này, bạn sẽ được đào tạo từ A đến Z cách thiết kế không gian sống - từ cái bàn, cái ghế, căn nhà, đến cả khu phố, đô thị. Bạn sẽ phải làm việc liên tục với các ý tưởng, bản vẽ, mô hình, và không ít lần thức đêm chạy deadline. Một số chuyên ngành tiêu biểu:

  • Kiến trúc cảnh quan

  • Kỹ thuật hạ tầng đô thị

  • Quy hoạch vùng và đô thị

  • Kiến trúc nội thất

Giải đáp tất tần tật thắc mắc về ngành kiến trúc

Ngành kiến trúc thi khối nào?

Đây là câu hỏi mà chắc chắn 90% các bạn học sinh đang loay hoay đi tìm. Ngành kiến trúc chủ yếu xét tuyển 2 tổ hợp, khối V và H. Cụ thể như sau:

  • Khối V00: Toán, Lý, Vẽ

  • Khối V02: Toán, Anh, Vẽ

  • Khối H01: Toán, Văn, Vẽ

  • Khối H02: Văn, Anh, Vẽ

Ngoài ra, những năm gần đây, nhiều trường đã mở rộng thêm tổ hợp xét tuyển để các bạn thí sinh có thêm cơ hội:

- Toán, Lý, Vẽ (Mỹ thuật) hoặc Toán, Lý, Vẽ (Hình họa)

- Toán, Văn, Vẽ (Mỹ thuật) hoặc Toán, Văn, Vẽ (Hình họa)

Ngành kiến trúc học trường nào? Bao nhiêu điểm?

Nếu bạn đang có ý định theo đuổi ngành kiến trúc, dưới đây là danh sách các trường có môi trường học tập xịn sò, được đánh giá là "cái nôi" đào tạo ra nhiều kiến trúc sư giỏi:

  • Đại học Kiến trúc Hà Nội: Điểm chuẩn từ 21,15 đến 24,73 điểm (thang điểm 40).

  • Đại học Xây dựng Hà Nội: Điểm chuẩn từ 17 đến 24,8 điểm (thang điểm 30).

  • Đại học Bách khoa TP.HCM: Điểm chuẩn từ 55,38 đến 84,16 điểm (thang điểm 90).

  • Đại học Kiến trúc TP.HCM: Điểm chuẩn từ 21,15 đến 24,73 điểm (thang điểm 30).

Lưu ý: Đây là điểm chuẩn từ dữ liệu tuyển sinh 2024. Điểm chuẩn mỗi năm có thể thay đổi, tùy đề thi khó dễ và số lượng thí sinh đăng ký.

Ngành kiến trúc nên du học nước nào?

Thị trường việc làm ở Việt Nam ngày càng cạnh tranh, mà những bạn đi học ở nước ngoài về thường có nhiều lợi thế hơn hẳn: từ tư duy thiết kế sáng tạo, kinh nghiệm thực tế cho đến cơ hội làm việc tại các công ty, tập đoàn lớn. Tuy nhiên, câu hỏi khó khăn mà nhiều bạn vẫn đang phân vân là: Nên chọn du học ở đâu để xứng đáng với công sức và tiền bạc bỏ ra?

Dưới đây là 4 quốc gia mà sinh viên nên cân nhắc nếu quyết định du học:

1. Mỹ - Đỉnh cao của sáng tạo và công nghệ

Ở Mỹ, ngành kiến trúc thuộc hàng top thế giới với tư duy thiết kế rất phóng khoáng và thực tế. Một số trường "huyền thoại" như:

  • Massachusetts Institute of Technology (MIT)

  • Harvard University

  • Columbia University

2. Anh - Đất nước của những công trình vừa cổ điển vừa hiện đại

Anh nổi tiếng với kiến trúc mang đậm bản sắc, kết hợp giữa truyền thống và phá cách. Lý do bạn nên chọn du học ở quốc gia này là chương trình học cô đọng, nặng thực hành, ra trường dễ dàng xin thực tập ở các studio quốc tế.

3. Ý - Cái nôi của nghệ thuật và kiến trúc thế giới

Nếu đam mê kiến trúc cổ điển, muốn tận mắt thấy những công trình có tuổi đời hàng trăm năm, Ý là lựa chọn lý tưởng dành cho bạn.

4. Nhật Bản - Tinh tế, tỉ mỉ và cực kỳ thực tế

Nhật không chỉ mạnh về công nghệ mà còn nổi tiếng với kiến trúc đậm chất "tối giản nhưng tinh tế". Và lợi thế lớn nhất là chi phí học và sinh hoạt rẻ hơn so với Âu - Mỹ.

Ngành kiến trúc học những môn gì? Có khó không?

Theo chương trình đào tạo chất lượng cao tại Đại học Kiến trúc TP.HCM (năm 2025), trong 4,5 năm đại học, sinh viên sẽ phải hoàn thành chương trình học kết hợp giữa lý thuyết và thực hành:

- Năm 1: Làm quen với các môn lý thuyết như Triết học Mác - Lênin, Toán cao cấp, Hình học họa hình, cùng các môn thực hành như Đồ án cơ sở, Cấu tạo kiến trúc.

- Năm 2: Tiến vào chuyên ngành với các môn như Nguyên lý thiết kế, Đồ án (nhà ở, công cộng, nội thất, quy hoạch), Lịch sử kiến trúc và Tin học chuyên ngành (AutoCAD, Revit).

- Năm 3 trở đi: Học các môn chuyên sâu như Kết cấu công trình, Hệ thống kỹ thuật công trình, Kiến trúc đương đại, Bảo tồn di sản, và thực tập, tham quan kiến trúc.

- Năm cuối: Làm đồ án tốt nghiệp, chuyên đề tốt nghiệp.

Vậy học kiến trúc có khó không?

Học kiến trúc có thể nói là rất khó, vì bạn sẽ phải học nhiều thứ cùng lúc, từ vẽ tay, đồ án, kỹ thuật, cho đến tư duy thẩm mỹ và cả sự kiên nhẫn. Đổi lại, khi ra trường, bạn không chỉ có kiến thức, mà còn rèn được kỹ năng làm việc dưới áp lực, tư duy sáng tạo, khả năng thuyết trình, kỹ năng teamwork.

Ngành kiến trúc làm nghề gì?

Dưới đây là 5 công việc "hot" nhất, được đánh giá cao về mức lương, cơ hội thăng tiến:

1. Kỹ sư công trình

Nếu bạn có tố chất lãnh đạo, thích làm việc với nhiều bộ phận và chịu trách nhiệm về tiến độ công trình, thì Kỹ sư công trình là một lựa chọn tuyệt vời. Đây là vị trí đảm nhận vai trò quan trọng trong điều phối và giám sát thực tế tại công trường.

Công việc chính:

  • Phân tích địa hình, lập kế hoạch chi tiết.
  • Tính toán, kiểm soát khối lượng thi công.
  • Dự đoán rủi ro và chuẩn bị sẵn phương án.
  • Thẩm định vật liệu, chất lượng thi công.
  • Báo cáo tiến độ cho chủ đầu tư và điều chỉnh nếu phát sinh.
  • Lên dự toán chi phí, nhân lực, vật tư.

2. Thiết kế kiến trúc công trình

Vị trí này dành cho những người giỏi vẽ tay, biết dùng phần mềm như AutoCAD, SketchUp, Revit và có thẩm mỹ tốt.

Công việc chính:

  • Lên ý tưởng thiết kế dựa trên yêu cầu của khách hàng.
  • Dựng mô hình 3D minh họa.
  • Vẽ bản chi tiết với thông số kỹ thuật rõ ràng.
  • Đảm bảo bản vẽ tuân thủ quy chuẩn an toàn và tính thẩm mỹ.

3. Kiến trúc sư nội thất

Với những ai yêu thích sáng tạo, khéo léo và có gu thẩm mỹ, công việc kiến trúc sư nội thất sẽ là một lựa chọn lý tưởng.

Công việc chính:

  • Lên concept, bản vẽ chi tiết.
  • Tư vấn chọn màu sắc, vật liệu nội thất phù hợp.
  • Giám sát thi công và điều chỉnh nếu cần.

4. Thiết kế nội thất

Ngành thiết kế nội thất hiện đang rất "hot", công việc này không chỉ mang lại thu nhập tốt mà còn giúp bạn phát triển kỹ năng quản lý dự án.

Công việc chính:

  • Lên ý tưởng, dựng 2D, 3D chi tiết.
  • Chọn nội thất, màu sắc, vật liệu.
  • Giám sát thi công và điều chỉnh khi cần.

5. Giám sát công trình

Nếu bạn có tinh thần trách nhiệm cao, nhạy bén, không ngại làm việc dưới áp lực và có khả năng điều phối tốt, công việc giám sát công trình sẽ là một lựa chọn tuyệt vời.

Công việc chính:

  • Kiểm tra tiến độ thi công.
  • Giám sát chi phí vật tư, nhân công.
  • Kiểm định chất lượng thi công.
  • Giao tiếp, điều phối giữa các bên.

Ngành kiến trúc lương bao nhiêu?

- Mới ra trường (dưới 1 năm): Từ 7 - 10 triệu/tháng.

- Từ 1 - 3 năm kinh nghiệm: Khoảng 8 - 12 triệu/tháng.

- Từ 3 - 5 năm kinh nghiệm: Từ 16 - 22,5 triệu/tháng.

- Trên 5 năm kinh nghiệm: Dao động từ 18 - 25 triệu/tháng.

Lưu ý: Đây chỉ là mức lương tham khảo, để xác định giá trị thực của từng vị trí cụ thể, bạn hãy vào ngay JobOKO và gõ các từ khóa như "việc làm kiến trúc", "thiết kế nội thất".

Ngành Kiến trúc mở ra rất nhiều cơ hội việc làm hấp dẫn. Nếu có đam mê sáng tạo, tỉ mỉ, và mong muốn biến những ý tưởng của mình trở thành công trình thật sự - thì đây chính xác là con đường để bạn theo đuổi.

Bài viết khác

Xem thêm
× Modal Image