Cách viết CV xin việc cho sinh viên kiến trúc chuẩn và thu hút

17/04/2024

Thị trường lao động ngày càng trở nên cạnh tranh. Những sinh viên ngành kiến trúc mới ra trường hoặc đang có nhu cầu muốn thực tập cũng đang lao đao trong quá trình tìm kiếm việc làm. Hãy để chúng tôi giúp đỡ bạn từ những bước đầu tiên trong quá trình xin việc - viết CV. Để có một CV đẹp, khoa học, gây ấn tượng với nhà tuyển dụng, mời các bạn sinh viên kiến trúc đọc ngay bài viết dưới đây.

I. Cách viết CV cho sinh viên kiến trúc chuẩn form và thu hút

Với những template sẵn, các bạn sinh viên kiến trúc có thể dễ dàng tạo những bản CV thật độc đáo cho chính mình. Tuy nhiên, vẫn còn một vài những lưu ý sau để CV của mình "chuẩn" nhất.

1. Phần thông tin cá nhân ngắn gọn, súc tích trong sinh viên kiến trúc

Điều nhà tuyển dụng chú ý đầu tiên khi nhìn vào CV chính là bức ảnh profile của ứng viên. Bạn hãy chọn ảnh chân dung rõ mặt, thể hiện thái độ nghiêm túc, tránh sử dụng những tấm ảnh chỉnh sửa quá nhiều hay chụp sau lưng.

Tiếp theo đó là phần thông tin cá nhân. Hãy trình bày sao cho thật ngắn gọn, khoa học với đầy đủ các thông tin cần thiết. Ví dụ như:

Họ tên: Hoàng Đình Khoa

Ngày sinh: 09/09/1998

Số điện thoại: 0123456789

Địa chỉ: Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội

Email: hoangdinhkhoa@gmail.com

Trong phần này, bạn có thể đưa thêm 1 số đường link của các trang mạng xã hội (nếu cần) nhé.

thong-tin-ca-nhan

2. Viết phần giới thiệu bản thân và mục tiêu nghề nghiệp trong CV của sinh viên kiến trúc

Trong phần này, bạn chỉ cần viết từ 3-5 câu ngắn gọn để nhà tuyển dụng có cái nhìn tổng quan về bạn, qua đó thấy được một phần tính cách, con người bạn. Đồng thời, thể hiện mục tiêu, mong muốn, định hướng trong công việc cho tương lai sắp tới.

Một số câu hỏi gợi ý để bạn viết được phần giới thiệu, mục tiêu này là "Bản thân bạn có điểm gì nổi bật?"; "Tại sao bạn chọn ứng tuyển vị trí này?"; "Bạn có thể áp dụng những kĩ năng gì vào công việc?"; "Bạn đề ra mục tiêu ngắn hạn, dài hạn cho bản thân như thế nào?"...

muc-tieu-nghe-nghiep

3. CV xin việc sinh viên kiến trúc cần chọn lọc, sắp xếp kinh nghiệm làm việc phù hợp

Bạn cần sắp xếp kinh nghiệm làm việc trong CV dựa theo thứ tự từ những công việc đã làm từ trước cho đến nay. Cách trình bày tốt nhất là gạch đầu dòng vị trí làm việc , tên công ty rồi mô tả từ 2-3 câu về công việc cụ thể bạn đã làm.

Với những sinh viên mới ra trường, chưa có nhiều kinh nghiệm, bạn có thể ghi công việc thực tập hoặc những việc làm thêm có liên quan đến chuyên môn. Ngoài ra, nếu có số liệu về thành tích, kết quả bạn đã đạt được trong công việc cũng nên ghi vào để thể hiện năng lực của bản thân.

kinh-nghiem-lam-viec

4. Cách ghi quá trình học tập dành cho CV sinh viên kiến trúc

Bạn cần ghi rõ ràng tên trường, chuyên ngành bạn theo học và thời gian học tập. Đối với các bạn sinh viên chưa có kinh nghiệm làm việc thì đây chính là điểm nhấn cho CV của bạn thêm sáng nên cần ghi thêm những giải thưởng, thành tích mình đã đạt được trong học tập và một số phần mềm bạn biết sử dụng trong chuyên ngành của mình.

hoc-van

5. Liệt kê bộ kỹ năng chuyên môn vào trong CV tìm việc làm của sinh viên kiến trúc

Ngoài kiến thức, kỹ năng cũng là yếu tố quan trọng giúp bạn tiến tới thành công. Đối với sinh viên ngành Kiến trúc, cách ghi các kỹ năng trong CV sẽ có một vài điểm khác biệt so với các ngành còn lại. Phần kỹ năng chuyên môn bao gồm phác thảo bản vẽ, thiết kế bản vẽ 3D, xây dựng mô hình, kỹ thuật phòng tối, SketchUp Pro, AutoCAD, In 3D và tạo mẫu,... Còn các kỹ năng mềm có thể kể đến kỹ năng thuyết trình, làm việc nhóm, giải quyết vấn đề, sáng tạo, tư duy phản biện, quản lí thời gian,...

ky-nang

II. Các tips hữu dụng giúp cho CV sinh viên kiến trúc trở nên nổi bật hơn

1. CV sinh viên kiến trúc cần có thêm Portfolio để thể hiện khả năng chuyên môn

Bên cạnh CV xin việc thì những người làm công việc liên quan đến thiết kế, kiến trúc cần có cho mình một chiếc Portfolio đi kèm. Đây sẽ là nơi bạn trình bày những bản thiết kế, các dự án, công trình của mình hoặc gu thẩm mỹ, kỹ thuật chuyên môn của bản thân cho nhà tuyển dụng thấy. Năng lực của bạn sẽ được thể hiện hết trong Portfolio nên hãy quan tâm đến nó nhé

2. Chú trọng vào keyword để CV tìm việc làm ngành kiến trúc được đánh giá cao hơn

Trước khi viết CV, bạn cần kĩ các keyword (từ khóa) về yêu cầu của ứng viên mà nhà tuyển dụng đưa ra trong JD. Ghi nhớ và sử dụng những keyword đó để trình bày khả năng, kinh nghiệm làm việc của mình trong CV. Việc này sẽ khiến cho nhà tuyển dụng đánh giá bạn là người cẩn thận, có nghiên cứu sâu về vị trí việc làm. Ngoài ra, bạn cũng có thể in đậm, in nghiêng những keyword đó để thu hút nhà tuyển dụng, giúp CV trông bắt mắt hơn.

3. CV xin việc ngành kiến trúc đảm bảo ngắn gọn, khoa học, rõ ràng

- Không chèn ảnh vào CV ngoại trừ 1 bức ảnh bản thân ở mục thông tin cá nhân. Còn những ảnh khác đưa vào phần Portfolio

- Tránh viết dài dòng, lan man, cần tập trung vào kĩ năng, kinh nghiệm, các thành tựu và giải thưởng.

4. Thể hiện tư duy, cá tính thiết kế của mình qua cách sắp xếp bố cục, màu sắc trong CV ngành kiến trúc

Một CV thông thường của những ngành nghề khác thường có mẫu sẵn để ứng viên dễ dàng tạo lập. Thế nhưng đối với kiến trúc sư - những người có chuyên môn về bố cục sắp xếp, hình khối, màu sắc, thì việc trình bày CV như thế nào, ngôn ngữ ra sao cũng thể hiện một phần cá tính của bạn cho nhà tuyển dụng thấy.

Hi vọng rằng những hướng dẫn và các tips đơn giản chúng tôi đưa ra sẽ giúp bạn có một bản CV đẹp để ra mắt nhà tuyển dụng. Còn nếu bạn vẫn chưa tìm được công ty, doanh nghiệp ưng ý để nộp CV, hãy vào ngay trang web JobOKO.com để tìm kiếm các cơ hội việc làm với rất nhiều công ty kiến trúc, thiết kế uy tín.

Bài viết khác

Xem thêm